Những điều cần lưu ý trong công tác đổ bê tông cột

Những điều cần lưu ý trong công tác đổ bê tông cột
Hầu hết các công trình xây dựng nhà ở hiện nay đều lựa chọn đổ cột bê tông khi xây dựng thay bằng các biện pháp khác để có ngôi nhà vững chắc và an toàn nhất. Tuy nhiên, không phải đơn vị thi công nào cũng có công tác đổ bê tông cột tốt giúp gia chủ yên tâm về ngôi nhà của mình, vì vậy gia chủ nên lựa chọn các đơn vị thi công, giám sát công trình uy tín trên thị trường để có công tác đổ bê tông cột đạt tiêu chuẩn cao nhất.

Công tác đổ bê tông cột

Với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thiết kế, thi công, giám sát các công trình xây dựng nhà ở, chúng tôi đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ. Chúng tôi mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho mọi khách hàng, kể cả những khách hàng khó tính nhất.
Dưới đây là những lưu ý khi đổ bê tông cột mà chúng tôi tham khảo, tích lũy và tổng hợp sau nhiều năm hoạt động trong nghề, mời quý khách hàng tham khảo để có công tác đổ bê tông cột đạt tiêu chuẩn cao nhất nhé!

Những điều cần lưu ý trong công tác đổ bê tông cột
Đổ bê tông cột là công đoạn quan trọng trong quá trình thi công, xây dựng nhà ở, khi đổ bê tông cột cần lưu ý những điều sau đây:
- Đổ cột phải đảm bảo đổ thằng
- Thời điểm đổ bê tông cột thích hợp nhất là khi bê tông móng cột đông cứng đủ chịu tải
- Cần làm sạch phần bê tông cốt thép và rửa kỹ để hai phần bê tông cũ và mới liên kết với nhau dễ hơn.
- Các cột sát tường nhà bên cạnh, nếu chèn tấm cốp pha vào giữa khe cột và tường nhà bên sau này sẽ khó tháo dỡ. Bạn khắc phục bằng cách chèn tấm xốp vào thay cho vị trí tấm cốp pha đó, sau khi đổ xong, có thể bỏ luôn không cần tháo dỡ.
- Thép trong bê tông cột phải là thép thẳng, đảm bảo không bị xoắn
- Đổ bê tông cột dày cốt thép, cần chú ý đầm chọc kỹ ở các góc cạnh và gõ thành ngoài cốp pha, để bê tông không bị rỗ ở lớp bảo vệ.
- Các đầu thép chờ từ móng cột phải định vị đúng vị trí thép dọc của cột.
- Đổ bê tông cột đến đâu: Đổ bê tông cột thường cao không quá 3m, còn với độ cao rên 2m phải dùng máng nghiêng
- Đổ bê tông cột đến đâu: Nếu phải đổ bê tông ở độ cao từ 5 đến 10m, phải dùng ống vòi voi. Trong trường hợp cột cao trên 4m, nhất thiết phải tuân thủ việc mở cửa nhỏ trên thân cột ở đọ cao 2 m, khoảng giữa cột làm cửa trút vữa bê tông
- Công tác đổ bê tông cột: Chiều dày mỗi lớp đổ không vượt quá 30cm.
- Lưu ý khi đổ bê tông cột: Khi đổ bê tông đã cao lên tới miệng cửa nhỏ, mới đóng kín cửa lại bằng một tấm ván cửa đã được gia công từ trước. Sau khi đổ được lưng chừng cột, cân thả đầm vào để đầm làm việc, cho đến khi thấy nước xi măng rỉ ra từ các kẽ hộp cột.
- Đổ bê tông, đầm xong cần chỉnh lại vị trí cốt thép cho đúng vị trí (theo tim cột) vì quá trình đầm thường gây xo lệch, bị lệch tim, thường gây mất thời gian và phức tạp trong công đoạn chỉnh sửa sau này, khi bê tông đã ninh kết.
Trên thực tế hầu hết các nhà dân xây dựng thông thường đều cần phải phân tầng trong công tác đổ bê tông cột. Để khắc phục tình trạng này có thể đổ vài xô vữa xi măng cát cuống trước rồi mới đổ vữa bê tông bình thường.
Ngoài ra, khi đổ bê tông cột tránh trường hợp móng ngập nước làm tính liên kết của vữa xi măng sút giảm nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Và còn nhiều điểm cần lưu ý khác trong công tác đổ bê tông cột nữa khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.

Xin cảm ơn!

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.